Sự kiện nóng : Sốt xuất huyêt

Cơ chế hoạt động của ấu trùng sán lợn gạo

2021-06-21 15:37:34.0

Khi con người ăn hay nuốt phải trứng sán lợn thì trứng đi vào dạ dày, sau đó nở ra ấu trùng và đến ruột non, xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu. Khoảng 4 đến 8 tuần sau, ấu trùng tạo thành một nang có vỏ bọc ngoài thì người ta gọi là ấu trùng sán lợn gạo vì trong nang có dịch màu trắng. Tùy vào vị trí nang sán trong cơ thể mà có những biểu hiện và biến chứng khác nhau.

1. Nguyên nhân nhiễm ấu trùng sán lợn gạo

Nhiễm sán dây lợn, hay sán lợn gạo là một bệnh lý ký sinh trùng có khả năng lây nhiễm giữa động vật và người. Nguyên nhân chủ yếu do ăn phải thịt lợn mang ấu trùng sán hoặc ăn các loại thức ăn nhiễm các ấu trùng trong đất, trong nước (rau thủy sinh, rau sống không rửa sạch..).

Triệu chứng bệnh thường không có hoặc không rõ rệt. Trong một số trường hợp, bệnh có một số triệu chứng lâm sàng như:

  • Đau bụng;
  • Rối loạn tiêu hóa;
  • Có những u không đau khoảng 1–2 cm ở dưới da và ở cơ (sau nhiều tháng hay nhiều năm các u này chuyển sang đau và sưng phù rồi hết sưng);
  • Có triệu chứng Thần kinh như suy nhược (nếu Não bị ảnh hưởng);
  • Có thể nhìn thấy đốt sán ra theo phân hoặc tự bò ra ngoài hậu môn, xuất hiện đốt sán theo phân những đoạn nhỏ, dẹt, trắng ngà.

Sán lợn gạo có nguy hiểm với sức khỏe con người hay không còn tùy thuộc vào khả năng gây bệnh của sán có còn không. Nếu thịt có sán, ấu trùng sán nhưng đã được nấu chín kỹ, thì nguy cơ gây bệnh không còn. Nhưng nếu ăn uống hoặc điều kiện chế biến chưa được đảm bảo thì sau khi người ăn, trứng sán sẽ vào dạ dày, nở ra ấu trùng sán. Từ đó dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm đối với con người như:

  • Ấu trùng sán lợn gạo khi vào cơ thể sẽ chiếm thức ăn của cơ thể con người, dẫn đến kém hấp thu, làm chậm phát triển thể lực và gây rối loạn tiêu hoá.
  • Ấu trùng sán lợn gạo nếu nằm trong não, người bệnh có thể sẽ bị động kinh, liệt tay chân hay liệt nửa người, nói ngọng, Rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội.
  • Nếu ấu trùng sán lợn nằm trong Mắt thì có thể sẽ làm tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù vĩnh viễn.
  • Sự xâm lấn của ấu trùng sán lợn gạo vào cơ có thể gây ra viêm cơ, sốt, tăng bạch cầu ái toan và giả mạc cơ, bắt đầu với triệu chứng sưng cơ, sau đó tiến triển thành teo cơ và xơ hóa.
Xuất hiện những u không đau khoảng 1–2 cm ở dưới da có thể là dấu hiệu nhiễm sán lợn

2. Cơ chế hoạt động của ấu trùng sán lợn gạo

Khi con người ăn hay nuốt phải trứng sán lợn thì trứng đi vào dạ dày sau đó nở ra ấu trùng và đến ruột non, xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu. Khoảng 4 đến 8 tuần sau, ấu trùng tạo thành một nang có vỏ bọc ngoài (còn được gọi là gạo lợn), trong nang có dịch màu trắng.

Tùy vào vị trí, nang sán mà có những biểu hiện khác nhau. Ví dụ: nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có những u nhỏ bằng hạt đỗ, không đau và không ngứa,...

Trường hợp người bệnh có sán trưởng thành trong ruột, khi đốt sán già rụng, chúng bắt đầu nảy chồi, sinh đốt mới từ cổ, sau đó tạo ra hàng nghìn đốt sán mới, mỗi đốt có khoảng 50.000 trứng, dẫn đến chiều dài của sán trưởng thành có khả năng lên tới 2-12 m. Sau đó, đốt sán bị trào ngược lên dạ dày, tương tự như việc con người ăn phải đốt sán mới, do đó số lượng ấu trùng sán lợn sẽ ngày càng lớn và đi khắp cơ thể, vào các cơ, mô,...

Thời gian sống của sán dây lợn cũng như trứng sán trong cơ thể người rất lâu, có thể lên tới 10 - 20 năm.

Vì ấu trùng sán lợn có thể gây ra nhiều biến chứng nên việc chẩn đoán và điều trị cần phải tiến hành sớm, nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Cơ chế hoạt động của ấu trùng sán lợn gạo

3. Điều trị và phòng bệnh sán lợn gạo

3.1. Điều trị bệnh

Thông thường, khi phát hiện Nhiễm sán dây lợn, bệnh nhân cần điều trị nội khoa (sử dụng thuốc để diệt sán lợn). Việc điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn phải thực hiện ở cơ sở y tế với trang bị phương tiện cấp cứu và phải được theo dõi. Thuốc điều trị bệnh sán lợn gạo và ấu trùng bệnh sán dây lợn gồm: Praziquantel, Niclosamide và Albendazole.

Trong trường hợp sán lợn gây chèn ép thần kinh, gây tắc mạch, giãn Não thất hay ứ nước trong não, thì người bệnh cần phải thực hiện phẫu thuật nhanh nhất có thể.

3.2. Phòng bệnh sán lợn gạo

  • Chủ động phòng ngừa nhiễm sán lợn gạo bằng cách vệ sinh môi trường sạch sẽ, quản lý nguồn chất thải thật tốt.
  • Sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh, trước khi nấu ăn và ăn uống, vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
  • Trong ăn uống, cần ăn chín uống sôi; chọn nguồn thịt lợn có nguồn gốc, không ăn thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn khi chưa nấu chín như tiết canh, nem,..; hạn chế ăn rau sống.
  • Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn; không thả rông lợn.
  • Điều trị trúng đích cho người mang sán dây lợn ở người.
  • Giảm lây truyền bệnh sán lợn gạo bằng việc giáo dục cộng đồng về các đường lây truyền của bệnh.
Tìm kiếm bác sĩ theo chuyên khoa
Tìm kiếm bác sĩ theo quận tại Hà Nội
Tìm kiếm bệnh viện theo quận tại Hà Nội
Tìm kiếm phòng khám theo quận tại Hà Nội