Sự kiện nóng : Sốt xuất huyêt

Sẩn giang mai phát hiện thế nào?

2021-09-24 22:12:52.0

Bệnh giang mai do xoắn khuẩn giang mai gây nên. Bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, nhưng có thể lây qua đường máu, hoặc truyền từ mẹ bị giang mai sang thai nhi trong thời kỳ có mang thai.

1. Cách phát hiện phát ban Giang mai như thế nào?

1.1 Bệnh Giang mai giai đoạn 1

Dấu hiệu đầu tiên của giang mai, có thể xảy ra từ 10 ngày đến 3 tháng sau khi tiếp xúc, phát ban giang mai ở dạng một vết loét nhỏ, thường gặp ở bộ phận sinh dục, trực tràng, lưỡi hoặc môi.

Vết loét phát ban giang mai kéo dài từ 3 đến 6 tuần và tự lành mà không cần chữa trị gì. Tuy nhiên ngay cả khi vết phát ban giang mai biến mất thì bạn vẫn phải chữa trị để bệnh không chuyển sang giai đoạn thứ phát.

1.2 Bệnh giang mai giai đoạn 2

Các dấu hiệu và triệu chứng của giang mai thứ phát có thể bắt đầu từ 3- 6 tuần sau khi vết phát ban giang mai xuất hiện, và có những đặc điểm sau:

  • Phát ban giang mai được đánh dấu bằng vết loét có màu đỏ hoặc đỏ nâu, có kích thước bằng đồng xu trên bất kỳ vùng nào trên cơ thể của bạn, bao gồm lòng bàn tay và lòng bàn chân
  • Nốt phát ban giang mai có thể nổi lên khi vết loét Nguyên phát đang lành dần hoặc vài tuần sau khi vết loét đã lành.
  • Ban giang mai thường không Ngứa và đôi khi khá mờ khiến bạn không để ý.
  • Những triệu chứng kèm theo hiện tượng phát ban giang mai như sốt, sưng tuyến hạch, đau họng, rụng tóc, nhức đầu, sụt cân, đau cơ, và mệt mỏi (cảm thấy rất mệt).

1.3 Giai đoạn tiềm ẩn

Giai đoạn tiềm ẩn của bệnh giang mai là khoảng thời gian bệnh không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng phát ban giang mai nữa. Nếu không được chữa trị, sẽ dẫn đến tổn thương cơ quan nội tạng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong.

2. Xét nghiệm giang mai

Xét nghiệm giang mai

2.1. Tìm xoắn khuẩn giang mai

  • Lấy bệnh phẩm là dịch tiết từ săng, mảng niêm mạc, sẩn giang mai, hạch soi kính hiển vi nền đen để làm xét nghiệm tìm xoắn khuẩn giang mai.
  • Nhuộm Fontana Tribondeau sẽ thấy xoắn khuẩn dưới dạng lò xo. Sự xuất hiện của xoắn khuẩn đặc hiệu cho phép chẩn đoán bệnh giang mai.

2.2. Phản ứng huyết thanh

Lấy máu, chiết lấy Huyết thanh để thực hiện các phản ứng huyết thanh:

  • Phản ứng cổ điển (phản ứng không đặc hiệu): Bao gồm các phản ứng kết hợp bổ thể (BW) và phản ứng lên bông (Kahn Citochol,...).
  • Những phản ứng có sự tham gia của các kháng nguyên cardiolipin: RPR, VDRL.
  • Phản ứng đặc hiệu: Phản ứng Bất động xoắn khuẩn (TPI), phản ứng miễn dịch huỳnh quang (FTA - Abs), phản ứng ngưng kết hồng cầu (TPHA hay MHA - TP)...

Chú ý: Nếu bị giang mai Thần kinh hoặc giang mai Tim mạch cần lấy thêm dịch Não tủy để làm các xét nghiệm giang mai kể trên.

Tìm kiếm bác sĩ theo chuyên khoa
Tìm kiếm bác sĩ theo quận tại Hà Nội
Tìm kiếm bệnh viện theo quận tại Hà Nội
Tìm kiếm phòng khám theo quận tại Hà Nội